Plugin là gì? Tại sao phải cần chúng khi xây dựng một blog? Từ trải nghiệm cá nhân, mình có vài lời khuyên cho bạn về việc cài đặt plugin.
Hãy đọc lại các bài viết trước khi bắt đầu nội dung ngày 7
Ngày 1: 5 lý do tại sao bạn bắt đầu viết blog ngay từ hôm nay
Ngày 2: Đi tìm ý tưởng chủ đề và đặt tên cho blog
Ngày 3: Định hướng Mood & Tone và xây dựng blog chất riêng
Ngày 4: DOMAIN & HOSING | Kiểm tra tên miền và lựa chọn nhà cung cấp Hosting phù hợp
Ngày 5: Nền tảng viết blog | Cài đặt WordPress và những lưu ý
Ngày 6: Theme | Cài đặt và lựa chọn giao diện phù hợp cho WordPress
Plugin là gì?
Plugin là những ứng dụng, giúp mở rộng chức năng của trang blog. Cũng giống như các app (ứng dụng) trên điện thoại vậy.
Kho Plugins cũng đa dạng và phong phú chẳng kém gì theme, nếu bạn cần bất kỳ tính năng nào cho blog thì cũng sẽ có plugin đáp ứng được nhu cầu đó. Ví dụ như cần tối ưu bài viết chuẩn SEO » có Yoast SEO.
Cần bảo mật, có iThemes Security.. Hay cũng cùng chức năng bảo mật, lại có vô vàn plugin khác, như All In One WP Security, Wordfence Security, Jet Pack, Anti Virus, v.v
Những lưu ý lựa chọn Plugin
Plugin có nhiều ưu điểm là vậy nhưng nó cũng như 1 con dao hai lưỡi. Nó giúp blog của bạn hoạt động tốt hơn nhưng cũng chính nó có thể khiến blog bạn chạy chậm và kém an toàn, gặp vấn đề về bảo mật.
Chính mình, ban đầu do không tìm hiểu kỹ nên cài khá nhiều plugin không cần thiết. Ban đầu chưa có nhiều dữ liệu nên chưa nhận ra việc plugin làm tải chậm trang. Tuy nhiên mình lại gặp sự cố xung đột giữa các plugin, khiến trang bị lỗi, không chỉnh sửa được. Sau đó mình phải gỡ tất cả plugin để kiểm tra xem cái nào bị lỗi và tìm cách khắc phục. Khá là mất thời gian, nhưng cũng nhờ vậy mình mới rút ra được kinh nghiệm và chỉ cho các bạn trong bài viết này.
Vậy lời khuyên đưa ra, trước khi cài đặt bất kỳ Plugin nào, bạn hãy:
1. Tìm hiểu trước, đọc đánh giá của những trang web và blogger uy tín
Ví dụ cùng 1 chức năng như bảo mật, hãy tham khảo Top 5 Plugins bảo mật tốt nhất hiện nay chẳng hạn, đọc kỹ và xem Plugins nào phù hợp với blog của mình nhất.
2. Tải những Plugin an toàn
Những Plugins trên trang chủ của WordPress được đảm bảo an toàn nhất, hãy sử dụng chúng. Còn không hãy mua Plugin ở những nhà cung cấp uy tín
3. Cài những Plugin tốt, chất lượng cao
Nhiều Plugin có thể gây nên xung đột hay tốn kém bộ nhớ/dung lượng website, làm tải chậm trang. Hãy cài những thật sự thiết yếu và hãy xóa đi những cái không cần thiết.
Một lưu ý quan trọng: không có một thước đo nào về số lượng plugin bạn nên sử dụng, không phải cứ càng ít plugin càng tốt. Mà theo mình chất lượng plugin quan trọng hơn số lượng. Ví dụ chỉ cài 3-5 plugin nhưng plugin chất lượng kém thì khiến trang bị lỗi luôn. Còn có người dùng đến 20 plugin nhưng họ chọn lọc thì trang vẫn load nhanh như chớp.
Hướng dẫn cài đặt Plugin vào WordPress
Cách cài đặt cũng đơn giản như theme, từ bảng điều khiển WordPress, chọn Plugin » Cài mới nhập tên Plugin và cài đặt. Hoặc nếu bạn đã tải plugin xuống trước, chỉ cần nhấp vào Tải lên Plugin. Sau đó Chọn file, chọn plugin từ máy tính đuôi .zip và nhấn Cài đặt ngay.
Một vài Plugin mình đang dùng
Dưới đây là 5 Plugin nên cài đặt nhất mình khuyên bạn, chính mình cũng đang sử dụng những plugin này. Ngoài ra mình có sử dụng một vài plugin khác với các tính năng bổ sung, dần dần mình sẽ giới thiệu sau nha.
1. Elementor Pro
Elementor – Plugin về Page Builder top đầu hiện nay. Đây là công cụ giúp bạn chỉnh sửa giao diện blog đẹp mắt một cách dễ dàng, chỉ với thao tác kéo thả. Plugin này có 2 bản: Elementor và Elementor Pro, bản pro có nhiều tính năng nâng cao hơn bản miễn phí. Hiện tại mình đang sử dụng Elementor Pro để thiết kế blog, mình sẽ dành 1 bài riêng để giới thiệu cụ thể về plugin này.
2. Yoast SEO
Yoast Seo – trong những plugin Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO) tốt nhất. Nó giúp bạn xuất bản đạt chất lượng cao hơn, tìm kiếm nội dung được tối ưu hóa và v.v các tính năng khác.
Yoast Seo giúp mình tối ưu nội dung bằng mức độ keyword trong bài viết, tạo sitemap cho website – (sitemap cho phép các công cụ tìm kiếm có thể dò tìm và cập nhật các nội dung mà bạn cho phép nó truy cập đến), v.v tính năng khác
3. WP Rocket
"47% người truy cấp mong muốn một trang web có tốc độ tải trong hai giây hoặc ít hơn"
WP Rocket – đây là một plugin giúp tăng tốc website, luôn được recommend trong những plugin tối ưu hoá tốc độ website. WP Rocket có cấu hình dễ dàng, tương thích với nhiều loại web server, tương thích với nhiều theme và plugin khác.
4. iThemes Security Pro
Đầu tư cho một plugin để bảo vệ trang blog của mình là hoàn toàn xứng đáng. Ithemes Security Pro có đến hơn 30 tính năng để bảo vệ WordPress khỏi bị tấn công. Ví dụ như gửi thông báo về bất kì hành vi đáng ngờ nào xuất hiện trên website của bạn, khoá địa chỉ IP khi hacker cố gắng đăng nhập…
Plugin này rất dễ sử dụng và không khó tìm kiếm hướng dẫn cài đặt trên Google.
5. Smush Pro
Để tránh tình trạng chờ mãi ảnh không load xong thì các bạn nên giải nén hình ảnh đó trước khi đăng tải lên WordPress. Một plugin hỗ trợ tối ưu ảnh mình đang dùng là Smush Pro, giúp giảm dung lượng hình ảnh xuống mức thấp nhất nhưng vẫn giữ được chất lượng ảnh tốt.
Smush bản miễn phí không hề giới hạn số lượng ảnh được nén. Nếu không muốn bỏ thêm tiền để nâng cấp các tính năng thì bản miễn phí cũng là quá đủ rồi.
Kết lại
Phía trên là 5 plugin mình đang sử dụng, bạn có thể tham khảo và cài đặt cho trang blog của mình. Các plugin bản trả phí thường mang đến nhiều tính năng hơn, tuy nhiên để tối ưu chi phí phải trả, bạn có thể tìm đến bên thứ 3 để mua plugin.
Vậy bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về plugin sau nội dung bài hôm nay chưa?
Plugin nhiều tính năng và vô cùng cần thiết nếu muốn xây dựng một blog chuyên nghiệp, nâng cao trải nghiệm người đọc. Với tầm quan trọng và giá trị như vậy, dại gì mà không dùng cơ chứ. Tuy nhiên hãy sử dụng chúng một cách thông minh bạn nhé!
Xem lại các bài viết trước:
Ngày 1: 5 lý do tại sao bạn bắt đầu viết blog ngay từ hôm nay
Ngày 2: Đi tìm ý tưởng chủ đề và đặt tên cho blog
Ngày 3: Định hướng Mood & Tone và xây dựng blog chất riêng
Ngày 4: DOMAIN & HOSING | Kiểm tra tên miền và lựa chọn nhà cung cấp Hosting phù hợp
Ngày 5: Nền tảng viết blog | Cài đặt WordPress và những lưu ý
Ngày 6: Theme | Cài đặt và lựa chọn giao diện phù hợp cho WordPress