Bí quyết để có một bức ảnh đồ ăn chặt chẽ và hút mắt

Làm thế nào để chụp được một bức ảnh ngon mắt và ngon miệng??

Bài viết đầu tiên trong series CHỤP ẢNH ĐỒ ĂN với chủ đề BỐ CỤC – bí quyết để có một bức ảnh đồ ăn chặt chẽ và hút mắt. Dưới đây là 4 tips mình hay áp dụng để có một bức ảnh ưng ý.

bố cục food photography

1. Cài đặt đường lưới

Cài đặt cho điện thoại để hiện lên các thanh dọc ngang, chia làm 9 ô chữ nhật. Việc bật đường lưới sẽ giúp bạn căn chỉnh bố cục hiệu quả, không bị lệch trong quá trình chụp, bố cục chặt chẽ ban đầu vẫn hơn là chờ đến phần chỉnh sửa.

Ngoài ra với những tấm ảnh chụp dạng flatlays, bạn chỉ cần giơ điện thoại từ trên xuống, màn hình iPhone hiển thị 2 dấu cộng màu trắng và vàng ở giữa màn hình. Khi 2 giấu này chồng lên nhau thì tức là camera đã song song với mặt phẳng của chủ thể, bạn đã căn được bức hình vuông vức rồi đó.

2. Quy tắc một phần ba (1/3)

Đây là quy tắc thường được áp dụng nhất, dễ nhất để cho ra một bức ảnh đẹp. Nhờ vào việc bật đường lưới phía trên, bạn hãy xác định đâu là chủ thể quan trọng nhất và đặt nó vào vị trí trên cùng hoặc phía dưới cùng của bên phải/trái, ngoài ra điểm giao nhau giữa các đường kẻ cũng là 1 sự lựa chọn hoàn hảo. Bốn điểm giao nhau là nơi chúng ta có xu hướng nhìn vào đầu tiên, theo một quy tắc tự nhiên của mắt.

Nói một cách đơn giản khi bạn áp dụng quy tắc 1/3, hãy đảm bảo món ăn bạn muốn nhấn mạnh không ở chính giữa bức ảnh.

Hơn nữa, hãy sử dụng chế độ chụp Portrait và áp dụng cùng quy tắc này, đảm bảo bạn sẽ thu được 1 bức hình khá ăn ý đó.

quy tắc 1/3
quy tắc 1/3 chụp ảnh đồ ăn 2

3. Quy tắc Tam giác

Trong bố cục chụp ảnh đồ ăn, mình hay áp dụng quy tắc này nhất, đây là một cách để tạo sự kết nối và sự chuyển động cho các đối tượng trong ảnh.

Hình Tam giác được tạo từ 3 đường kẻ, với bố cục này mắt người xem sẽ dễ dàng di chuyển từ điểm này sang điểm khác, theo 1 vòng lặp liên tục, nhằm thu hút sự chú ý của người xem.

Tam giác vàng bao gồm một đường chéo tưởng tượng qua khung, với hai đường từ các góc gặp nhau dọc theo đường dài ở các góc vuông, như hình minh hoạ.

Điểm ưa thích của mình là đặt đồ ăn ở nơi các đường giao nhau, như vậy sẽ thu hút mắt vào tiêu điểm.

quy tắc tam giác chụp ảnh đồ ăn
quy tắc tam giác chụp ảnh đồ ăn 2

4. Quy tắc số lẻ

Khi bạn muốn chụp nhiều món ăn trên bàn, thì số lượng lẻ sẽ tốt hơn số lượng chẵn, nó tạo ra một bố cục thú vị và hút mắt hơn. Ví dụ nên chụp 3-5-7 đối tượng, thay vì 2-4-6. Hãy đưa những món ăn, đĩa đồ ăn về hình khối (tam giác, tròn, đa giác..) và kết hợp cùng quy tắc 1/3 để bức ảnh có điểm nhấn và người xem tập trung món ăn chính bạn muốn làm nổi bật.

quy tắc số lẻ chụp ảnh đồ ăn
quy tắc số lẻ chụp ảnh đồ ăn 2

5. Layer

Để một bức ảnh không đơn điệu, mình hay tạo ra layer phía dưới món ăn chính cần chụp để làm nổi bật hơn cho món ăn đó. Ví dụ như thêm vào một chiếc khăn mềm mại hay một khay gỗ đặt phía dưới chẳng hạn. Lưu ý rằng layer nên được áp dụng phù hợp, đảm bảo sự tối giản và tinh tế.

Mình có lấy 1 vài ví dụ bằng hình ảnh để mọi người dễ hình dung hơn. Mọi người hay hỏi mình chỉnh ảnh thế nào cho đẹp? Nhưng mình nghĩ việc chỉnh màu nó là bước cuối cùng rồi, chúng ta cần quan tâm hơn cả đến những yếu tố cơ bản, mà BỐ CỤC chính là 1 trong những yếu tố quan trọng đầu tiên.

Mong rằng bạn sẽ áp dụng chúng để bức ảnh đồ ăn trở nên chặt chẽ và hút mắt người xem. 

layer ảnh đồ ăn

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này! Hãy để lại bình luận nếu có bất kỳ câu hỏi nào hoặc đơn giản chỉ là vài dòng cảm nhận, mình sẽ rất vui nếu được bạn chia sẻ và góp ý để những bài viết sau trở nên hay ho, chất lượng hơn.

Đừng quên follow Instagram và Fanpage vì mình sẽ cập nhật thông tin nhanh nhất tại đây.

Love, Lu

Thanks for reading!

Share:

No Food Phobia
No Food Phobia

Trang blog chia sẻ về ẩm thực, du lịch và những câu chuyện đời sống của Vũ Mỹ Linh.

About me

Một bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.